Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tinh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan đánh giá nguyên nhân tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh đang diễn biến bất thường để có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

BSCK2 Võ Thanh Nhơn, phát biểu kết luận sau buổi  Đoàn làm việc tại TYT Vàm Láng, Gò Công Đông.

Theo đó, từ ngày 13-15/02, Đoàn giám sát hoạt động phòng chống Sốt xuất huyết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật do BSCK 2 Võ Thanh Nhơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm trưởng đoàn đến kiểm tra các hoạt động phòng chống SXH tại tại địa phương có số lượng ca mắc cao như huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông.

Theo ghi nhận qua phần mềm Thông tư 54 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang, trong tuần 6 (từ ngày 06-01 đến 15-02), trên địa bàn tỉnh phát hiện 19 ổ dịch, ghi nhận 50 ca mắc sốt xuất huyết. So với tuần cùng kỳ  tăng trên 230%. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 359 ca mắc sốt xuất huyết (tăng trên 400% so với cùng kỳ năm 2022) và phát hiện 82 ổ dịch, không ghi nhận ca tử vong. Bệnh nhân phân bố rãi rác tại các huyện, thị, thành.. Huyện có số ca mắc cao là Cái Bè 120 ca; Cai Lậy 58 ca; Gò Công Đông 63 ca…

Kiểm tra lăng quăng thực địa hộ gia đình tại xã Phú An

Kiểm tra lăng quăng thực địa hộ gia đình tại xã Hậu Mỹ Trinh.

Đoàn đến kiểm tra các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại Trung tâm Y tế huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông; Trạm Y tế xã Phú An, Hậu Mỹ Trinh, thị trấn Vàm Láng có số ca mắc tăng cao và thực địa tại một số hộ gia đình để đánh giá bổ sung các hoạt động phòng chống SXH của địa phương.

Nguyên nhân số ca mắc sốt huyết tại các địa phương tăng cao từ đầu năm 2023, BS Đặng Quốc Cường, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật TTYT huyện Cai Lậy tâm tư:

“Từ đầu năm 2023 trên địa bàn Cai Lậy có các đợt mưa bất chợt làm gia tăng véc tơ truyền bệnh muỗi vằn có nơi sinh sản, cho nên số ca SXH trên địa bàn tăng đột biến.Trên địa bàn nhiều hộ dân canh tác cây sầu riêng có đậy mủ xử lý trái nghịch mùa, khi mưa có những hố nước động… Bên cạnh đó, người dân có dọn dẹp môi trường xung quanh nhà nhưng việc không thường xuyên và liên tục hàng tuần là nơi để muỗi vằn thuận lợi đẻ trứng và sinh sản phát sinh lăng quăng….

Theo ghi nhận kết quả đánh giá theo quy định của Đoàn Kiểm ra. Nội dung giám sát các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đã triển khai trong hoạt động xử lý ổ dịch, truyền thông, vãng gia, các biện pháp giảm ca mắc…Thực trạng phối hợp giữa ngành Y tế với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương BSCK 2 Võ Thanh Nhơn , Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có những lưu ý:

“Các địa phương chưa xử lý triệt để diệt muỗi diệt lăng quăng cũng như các biện pháp dân gian như ngủ mùng, nhang muỗi, vợt bắt muỗi… làm cho số ca mắc SXH tăng cao từ dầu”.Trong thời gian tới đề nghị các địa phương: Tập trung công tác dập dịch triệt để tại mỗi địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống SXH đồng bộ chứ không phải chỉ có biện pháp diệt lăng quăng. Tăng cường các hình thức truyền thông hợp lý từng địa phương để người dân kịp thời nắm bắt, thực hiện …”

Kiểm tra máy phun xử lí ổ dịch.

Thực hiện phun thuốc xử lí ổ dịch SXH tại xã Hậu Mỹ Trinh.

Để công tác phòng, chống SXH đạt hiệu quả cao trong thời gian tới lãnh đạo UBND các xã và TTYT huyện được kiểm tra đã có những chỉ đạo sâu sát  trong thực hiện kế hoạch phòng chống SXH từ đầu năm 2023.

Theo BS Nguyễn Công Minh, Phó Giám đốc TTYT Gò Công Đông yêu cầu: Các Trạm Y tế triển khai các văn bản trong kế hoạch phòng, chống SXH trong các buổi hợp định kỳ. Song song đó, TTYT đi giám sát các địa phương có số ca mắc SXH tăng, hướng dẫn các TYT giám sát ca bệnh, theo dõi biểu đồ, khoanh vùng ổ dịch. Đối với các ổ dịch xử lý lăng quăng, môi trường ổ dịch để cho chỉ số BI(vật chứa nước có lăng quăng) phải dưới 20. Song song đó, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Bên cạnh đó, TYT phải tăng cường công tác tham mưu với Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các phường, thị trấn báo cáo về ca mắc, ổ dịch địa phương để Ban chỉ dạo từng địa phương có hướng chỉ đạo phòng chống dịch trong việc phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể phù hợp.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Tiến, PCT UBND thi Trấn Vàm Láng, Phó Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân cho biết: “Địa phương luôn chú trọng công tác truyền thông phòng chống SXH như; Chỉ đạo Đài truyền thanh tuyên truyền trên hệ thống loa, đài. Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền bằng loa lưu động tại các khu dân cư, khu vực chợ, khu vực cảng Vàm láng, tại các ngỏ, hẻm…Tổ chức các buổi sinh hoạt thông qua các chi đoàn, chi hội, tiếp xúc cử tri… Ngoài ra, cán bộ TYT hàng tuần đến các trường THCS, Tiểu học để tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống SXH 

Đồng chí Mai Văn Đông, PCT UBND xã Phú An, Cai Lậy khuyến cáo người dân phải duy trì thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống SXH như: Thường xuyên xúc lu, các vật linh tinh, dụng cụ chứa nước ở ngoài trời phải lặt úp không để chứa nước, để không cho muỗi vằn vào để trứng, sinh lăng quăng và muỗi là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyết.

Thanh Hoàng CDC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *