Truy cập nội dung luôn

 

Hưởng ứng Chủ đề ngày Nước thế giới 22/3/2025: "Bảo tồn các dòng sông"; Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2025: "Chung tay vì một hệ thống cảnh báo toàn diện"; Chủ đề Chiến dịch Giờ trái đất năm 2025: "Chuyển dịch Xanh, tương lai xanh".

Thông báo Thông báo

Vai trò của vitamin A đối với trẻ em

Vai trò của vitamin A đối với trẻ em

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, đây là một trong các loại vi chất dinh dưỡng (bao gồm: vitamin A, sắt, kẽm, iode) đang được chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam rất quan tâm, vì tỷ lệ thiếu các vi chất dinh dưỡng này vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra cộng đồng năm 1985 của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ dưới 5 tuổi bị khô mắt có tổn thương giác mạc hoạt tính là 0,07%, tức là cao hơn ngưỡng của WHO 7 lần. Năm 1988, Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình phòng chống thiếu vitamin A do WHO hỗ trợ và Tiền Giang bắt đầu triển khai từ năm 1989. Năm 1994, điều tra toàn quốc do Viện Dinh dưỡng, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và tổ chức HKI (Helen Keller International) tiến hành cho thấy tỷ lệ khô mắt đã hạ thấp dưới ngưỡng quy định của WHO.

Tuy nhiên, thể thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại. Theo số liệu ghi nhận được từ kết quả tổng điều tra toàn quốc năm 2015 cho thấy có 13% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng, đến năm 2020 tỷ lệ này giảm còn 9,5%. Tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp vẫn ở mức 18,3%, chứng tỏ khẩu phần ăn của cộng đồng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vitamin A. Việc cải thiện tình trạng thiếu vitamin A hiện nay phụ thuộc vào biện pháp uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em.

Hình ảnh viên vitamin A liều cao

Vitamin A cần thiết cho chức năng nhìn, phát triển cơ thể, bảo vệ toàn vẹn của biểu mô và sự phân bào, miễn dịch: Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường. Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Vitamin A tham gia vào chức năng nhìn của mắt và cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô như giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn,...

Thiếu vitamin A là tình trạng bệnh lý gây suy giảm một số chức năng của cơ thể bao gồm chức năng thị giác, tăng trưởng, biệt hóa tế bào, miễn dịch, sinh sản. Thiếu vitamin A biểu hiện lâm sàng và tiền lâm sàng ở các mức độ nặng, trung bình, nhẹ đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn nhất là ở những trẻ nhỏ, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, trẻ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn và thiếu vitamin A là một vòng xoắn bệnh lý dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Thiếu vitamin A gây ra các tổn thương bệnh lý ở mắt như quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot, khô giác mạc, loét nhuyễn giác mạc, sẹo giác mạc, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù vĩnh viễn.

Nguyên nhân thiếu vitamin A: Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A hoặc thiếu chất béo dẫn tới khó hấp thu vitamin A, tăng nhu cầu do tăng trưởng ở trẻ em, cơ thể người bệnh tăng sử dụng vitamin A khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…), suy dinh dưỡng protein năng lượng, một số trường hợp do giảm khả năng hấp thu vitamin A do các nguyên nhân khác nhau.

Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 60 tháng tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe. Việc bổ sung vitamin A liều cao theo chiến dịch hàng năm là rất cần thiết. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bổ sung vitamin A giúp làm giảm 23% tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc sởi. Hàng năm, tại Tiền Giang có khoảng … trẻ từ 6 tháng đến dưới 36 tháng tuổi được bổ sung vitamin A liều cao tại các trạm y tế. Năm 2024, Tỷ lệ trẻ từ 6 tháng đến dưới 36 tháng tuổi được bổ sung vitamin A đạt 99,4%.

Việc thiếu vitamin A có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: do ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và tiền vitamin A (các carotenoids, đặc biệt là beta-carotene). Bữa ăn thiếu dầu, mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Ở trẻ nhỏ đang bú thì nguồn vitamin A từ sữa mẹ, trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con. Thiếu vitamin A thường xảy ra trong giai đoạn ăn bổ sung vì vậy khi cho trẻ ăn bổ sung cần chú ý chọn các loại thực phẩm giàu Vit A.

Mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: như sởi, tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, nhiễm giun nặng, nhất là giun đũa là yếu tố góp phần gây thiếu vitamin A. Khi bị sởi, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao, virus sởi tác động vào hệ thống niêm mạc, rất cần vitamin A để bảo vệ. Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng đường ruột làm giảm khả năng hấp thu viatmin A. Tiêu chảy cấp và nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể gây mất vitamin A qua phân và nước tiểu.

 Suy dinh dưỡng protein - năng lượng: thường kèm theo thiếu vitamin A vì protein giữ vai trò trong chuyển hóa và vận chuyển vitamin A. Ngoài ra một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A.

Để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A cần:

Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

Cải thiện bữa ăn giàu dinh dưỡng: vì cơ thể không tự tổng hợp, nên lượng vitamin A này hoàn toàn phải được cung cấp từ thức ăn, do đó cần đa dạng hóa bữa ăn. Trong chế độ ăn của trẻ cần bổ sung thức ăn giàu vitamin A và tiền vitamin A như: Gan, trứng, lươn, cá,, sữa, tôm, gấc, cà rốt, đu đủ chín, rau muống, rau ngót, cải xanh,… Bên cạnh đó, cần có chất béo trong thức ăn bổ sung cho trẻ nhỏ để tăng cường hấp thu vitamin A.

Hình ảnh một số thực phẩm giàu vitamin A và tiền vitamin A

Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống thiếu vitamin A, đặc biệt là bệnh sởi.

Bổ sung vitamin A liều cao: hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 36 tháng tuổi tại các trạm y tế.

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, tuy hàm lượng cơ thể cần dùng là rất ít, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ là hết sức cần thiết./.

ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh

 

 


Tin liên quan
Vai trò của vitamin A đối với trẻ em    17/07/2025
Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp công bố và triển khai các Quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc    09/07/2025
Tiền Giang: Tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe sinh sản    02/07/2025
Đại hội Đảng bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp    26/06/2025
Tiền Giang kêu gọi cộng đồng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch    18/06/2025
Khuyến cáo về thuốc giả của Cục quản lý dược    16/06/2025
HƯỚNG TỚI LOẠI TRỪ LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON VÀO NĂM 2030    10/06/2025
Tiền Giang cảnh báo 7 lô thuốc không rõ nguồn gốc phát hiện tại Hà Nội    10/06/2025
Sở Y tế Tiền Giang phát hành cảnh báo khẩn về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép    03/06/2025
Tiền Giang: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác tiêm chủng    03/06/2025

Văn bản mới Văn bản mới

Tất cả videos

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập website Thống kê truy cập website

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 31
  Tổng lượt truy cập: 393844