Truy cập nội dung luôn

 

Hưởng ứng Chủ đề ngày Nước thế giới 22/3/2025: "Bảo tồn các dòng sông"; Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2025: "Chung tay vì một hệ thống cảnh báo toàn diện"; Chủ đề Chiến dịch Giờ trái đất năm 2025: "Chuyển dịch Xanh, tương lai xanh".

Báo cáo thống kê Báo cáo thống kê

CẢNH BÁO BỆNH NÃO MÔ CẦU

CẢNH BÁO BỆNH NÃO MÔ CẦU

Theo số liệu của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm đến ngày 04/5/2025, khu vực phía Nam ghi nhận 14 ca mắc bệnh do não mô cầu, tăng 11 ca so với cùng kỳ năm 2024, có 01 trường hợp tử vong (năm 2024, khu vực phía Nam cũng đã ghi nhận 12 ca mắc và có 01 trường hợp tử vong). Các khu vực có nguy cơ cao phát hiện ca bệnh gồm những nơi đông dân cư, chật chội, điều kiện vệ sinh kém và nơi tập trung đông người có sự luân chuyển người mới/cũ. Dự báo thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca bệnh mới nếu không sớm triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch từ sớm, từ xa theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bệnh do não mô cầu thuộc nhóm B trong nhóm bệnh truyền nhiễm, lưu hành ở nhiều nơi, có thể gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và nhóm trẻ thanh thiếu niên.

Bệnh do não mô cầu xuất hiện đột ngột với triệu chứng: sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh do não mô cầu có thể gây ra viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim… trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%, tỷ lệ tử vong từ 8-15%.

Để chủ động phòng bệnh do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

2. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

3. Chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ.

4. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong./.

Thùy Dương

 

 


Tin liên quan
Thông báo Quyết định Về việc phê duyệt đơn vị thực hiện Gói: “Hóa chất, môi trường thử nghiệm nước-thực phẩm sử dụng năm 2025 (khắc phục sau đánh giá ISO năm 2025)”    11/06/2025
Thông báo Quyết định Về việc phê duyệt đơn vị thực hiện “Mua thiết bị phục vụ xét nghiệm (khắc phục sau đánh giá ISO năm 2025)”    11/06/2025
Thông báo Quyết định phê duyệt kết quả chọn đơn vị cung cấp gói "Mua bơm định liều methadone"    11/06/2025
HƯỚNG TỚI LOẠI TRỪ LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON VÀO NĂM 2030    10/06/2025
Tiền Giang cảnh báo 7 lô thuốc không rõ nguồn gốc phát hiện tại Hà Nội    10/06/2025
Thông báo mời báo giá gói thầu mua mực in năm 2025    09/06/2025
Thông báo mời báo giá Sinh phẩm, hóa chất, môi trường, xét nghiệm sinh hóa huyết học năm 2025    04/06/2025
Thông báo mời báo giá dịch vụ sửa chữa, bảo trì, vệ sinh máy lạnh năm 2025    03/06/2025
Sở Y tế Tiền Giang phát hành cảnh báo khẩn về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép    03/06/2025
Tiền Giang: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác tiêm chủng    03/06/2025

Văn bản mới Văn bản mới

Album trang chủ Album trang chủ

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Bản đồ Bản đồ

Thống kê truy cập website Thống kê truy cập website

  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 859
  Tổng lượt truy cập: 380987