Truy cập nội dung luôn

 

Hưởng ứng Chủ đề ngày Nước thế giới 22/3/2025: "Bảo tồn các dòng sông"; Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2025: "Chung tay vì một hệ thống cảnh báo toàn diện"; Chủ đề Chiến dịch Giờ trái đất năm 2025: "Chuyển dịch Xanh, tương lai xanh".

Báo cáo thống kê Báo cáo thống kê

Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng thế giới trước đại dịch Covid-19

Trước Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm nay, các quốc gia trên toàn cầu đang trong giai đoạn ứng phó với đại dịch COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn mới giúp các quốc gia ổn định hoạt động tiêm chủng quan trọng trong đại dịch COVID-19, từ đó duy trì hiệu quả trong cuộc chiến phòng bệnh bằng vắc-xin.

Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới được tổ chức vào tuần cuối tháng 4 hằng năm (từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 4) nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận rộng rãi là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe thành công và hiệu quả nhất về kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn gần 20 triệu trẻ em trên thế giới chưa được tiêm vắc-xin cơ bản. Chủ đề chiến dịch năm nay là "Vắc-xin cho tất cả mọi người" và tập trung vào việc làm thế nào để vắc-xin cũng như những nhà phát triển, phân phối và tiếp nhận vắc-xin thành công trong việc bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch năm 2020 là thúc đẩy sự tham gia tiêm chủng nhiều hơn trên toàn cầu và tầm quan trọng của việc tiêm chủng trong cải thiện sức khỏe và phúc lợi của mọi người, mọi nơi trong suốt cuộc đời.

Do sự lưu hành toàn cầu của vi-rút gây ra đại dịch COVID-19 hiện nay, các hoạt động tiêm chủng có nguy cơ bị gián đoạn do áp lực của COVID-19 làm ảnh hưởng hệ thống y tế và nhu cầu tiêm chủng cũng giảm vì yêu cầu hạn chế tiếp xúc gần trong cộng đồng. Trước tình hình đó, WHO đã đưa ra hướng dẫn mới giúp các quốc gia ổn định hoạt động tiêm chủng quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, từ đó duy trì hiệu quả trong cuộc chiến phòng bệnh bằng vắc-xin. Tiến sĩ Katherine O'Brien, Giám đốc Chương trình Tiêm chủng, vắc-xin và Sinh học của WHO cho biết WHO đang làm việc liên tục với các đối tác và các nhà khoa học để đẩy mạnh phát triển vắc-xin cho COVID-19, nhưng cũng phải đảm bảo mọi người được bảo vệ đối với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Các quốc gia nên thực hiện từng bước để có thể duy trì các chương trình tiêm chủng và ngăn ngừa nguy cơ tử vong.

Sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin có thể là thảm họa đối với cộng đồng và hệ thống y tế khi đã chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, có nguy cơ làm gia tăng đáng kể bệnh tật và tử vong. Năm 2019, bệnh sởi đã làm hơn 6.000 người tử vong tại Cộng hòa dân chủ Công-gô khi quốc gia này đang phải chống lại căn bệnh chết người, dịch Ebola.

WHO kêu gọi các quốc gia ưu tiên tiêm những vắc-xin cơ bản cho trẻ em cũng như một số tiêm chủng cho người lớn như vắc-xin cúm đối với những nhóm thuộc nguy cơ cao. Trong trường hợp các dịch vụ tiêm chủng cần phải được đình chỉ, các quốc gia nên phục hồi hoạt động tiêm chủng khi có cơ hội sớm nhất, ưu tiên những nhóm có nguy cơ cao.

Hoạt động tiêm chủng tuân thủ hạn chế tiếp xúc gần tại thị trấn Vĩnh Bình

                                                                                    Ảnh: Phương Trang-TTYT GCT

Để phù hợp với yêu cầu hạn chế tiếp xúc gần trong cộng đồng, WHO cũng khuyến nghị tạm thời hoãn các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn ở những vùng không có bùng phát dịch của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bùng phát, chiến dịch tiêm chủng nhanh có thể được thực hiện sau khi phân tích đánh giá rủi ro một cách cẩn thận. Nhân viên y tế và cộng đồng phải được bảo vệ bằng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để duy trì đồng thời công tác phòng ngừa COVID-19.

Tất cả các hoạt động tiêm chủng phải xem xét đồng thời tầm quan trọng của việc bảo vệ mọi người chống lại các bệnh có thể phòng ngừa được cũng như sự an toàn của cộng đồng và nhân viên y tế. Mỗi quốc gia cần tiến hành đánh giá nguy cơ độc lập dựa trên mức độ bùng phát lây nhiễm của dịch COVID-19, đặc điểm hệ thống y tế, công tác tiêm chủng, và đặc điểm dịch tễ học của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin để đưa ra quyết định phù hợp cho hoạt động tiêm chủng trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay./.

Lê Thị Thùy Dương - TTKSBT

 (WHO, ngày 26/3/2020, GENEVA)


Tin liên quan
TIỀN GIANG TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH SỞI    26/03/2025
NGÀY SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG THẾ GIỚI 20/3/2025: RĂNG MIỆNG TỐT - KHỎE TINH THẦN    26/03/2025
CÚM MÙA – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT    28/02/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh thăm và chúc mừng CDC Tiền Giang nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam    25/02/2025
Tiền Giang: Hội nghị Truyền nhiễm Liên Chi hội Miền Tây mở rộng    25/02/2025
Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN huyện Gò Công Đông chúc mừng Ngày Thầy thuốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang    25/02/2025
KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG CÚM MÙA    13/02/2025
NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/02/1955 - 27/02/2025) Y TẾ VIỆT NAM - 70 NĂM LÀM THEO LỜI BÁC    13/02/2025
Đảng bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang: Tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02 và Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024    07/02/2025
BỆNH PHONG CĂN BỆNH ĐANG DẦN BỊ LÃNG QUÊN    15/01/2025

Văn bản mới Văn bản mới

Album trang chủ Album trang chủ

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Bản đồ Bản đồ

Thống kê truy cập website Thống kê truy cập website

  Đang truy cập : 3
  Hôm nay: 732
  Tổng lượt truy cập: 309422